Nguyên liệu làm trà sữa

Nguyên liệu làm trà sữa được rất nhiều bạn đọc quan tâm đặc biệt trong những ngày hè nóng nực. Bài viết sau đây của Abar sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ về những nguyên vật liệu này.  

 

Nguyên liệu trà sữa gồm những gì? Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu.

Các nguyên liệu làm trà sữa truyền thống 

 

Trà sữa, thứ đồ uống bắt nguồn từ Đài Loan vào thập niên 80. Trải qua hơn 30 năm phát triển đã lan rộng và phổ biến trên khắp thế giới. Cùng với đó có rất nhiều hình thức để người ta cải tiến thêm bớt, gia giảm khẩu vị với nguyên liệu khác nhau. Kết quả là, chúng ta thấy có rất nhiều loại trà sữa trân châu mang sắc thái khu vực từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan đến tận Anh, Úc…

Tuy nhiên, có 3 nhóm nguyên liệu trải qua rất nhiều thời gian vẫn là gốc dễ của trà sữa mà chúng ta hay gọi là trà sữa truyền thống. 3 nhóm nguyên liệu làm trà sữa  đó là: Trà, bột sữatopping.

Nếu bạn là chủ quán trà sữa hoặc đã từng làm trong lĩnh vực trà sữa bạn chắc chắn đã nghe ít rất 1 lần đến những loại này. Ngược lại nếu bạn là người mới, hoặc đơn giản muốn làm trà sữa tại nhà thơm ngon như ngoài quán. Vậy thì bạn hãy đọc tiếp chi tiết về 3 loại nguyên liệu sau đây.

 

[ha_title tag=’h3′ num=’01’ title=’Trà làm trà sữa’]

Trà, nguyên liệu quan trọng bậc nhất trong ly trà sữa.

Ly trà sữa có thơm ngon, có vị chát của trà vừa đủ nhưng cũng có vị ngọt nơi cuống họng, hương thơm có quyến rũ hay không là ở loại trà. Vì vậy dùng loại trà nào để pha trà sữa là cả một vấn đề quan trọng.

Nếu sử dụng ít, hoặc muốn làm nhanh đơn giản thì bạn có thể sử dụng trà túi lọc. Trà túi lọc trên thị trường có rất nhiều loại đóng hộp sẵn, nhỏ gọn tiện lợi và tiết kiệm. Có thể kể đến như: Trà Ahmad, Trà Cozy, Trà Lipton hay Dilmah…

 Click vào link sau đây để xem thêm các loại trà túi lọc tại đây: Trà Ahmad, Trà Cozy, Trà Lipton

Tuy nhiên loại trà hay được sử dụng hơn đó là trà pha trà sữa, dòng chuyên dụng cho trà sữa.

Trà pha trà sữa là loại trà lá, trải quá quá trình ủ, lên men cầu kỳ (oxy hóa), theo những công thức “bí truyền” sẽ cho ra những loại trà khác nhau với những đặc trưng riêng của từng hãng.

Dựa vào cách ủ trà, lên men, phơi sấy mà chúng ta có 3 loại trà tương ứng là:

1.Lục trà (hay trà xanh)

Đây là loại trà được chế biến để có thể giữ lại nhiều nhất tinh chất của lá trà tươi. Do đó, đây là loại trà có độ tinh chất trà nhẹ nhất trong 3 loại trà .

Do không trải qua công đoạn oxy hóa nên lục trà thường có màu xanh  hoặc hơi vàng, có mùi cháy hoặc mùi lúa non, vị chát.

Lục trà có thể được ướp thêm nhài, khi đó chúng ta sẽ có lục trà nhài hay trà xanh hương nhài.

Lục trà

2.Hồng trà (hay trà đen)

Hồng trà đơn thuần xuất phát từ cách gọi của người Trung Quốc dựa trên màu trà. Hồng trà cũng còn được gọi là trà đen hay tên tiếng Anh là Black Tea

Khi pha, hồng trà có màu đỏ nâu (hồng nâu đậm hay màu đỏ hổ phách), trông rất đẹp mắt. Vì thế cái tên hồng trà ra đời.

Hồng trà có vị trà đậm nhất (chát nhất, có loại rất đắng) trong 3 loại trà.

Hồng trà

3.Trà ô long (hay Oolong)

Trà ô long là loại trà được xử lý oxy hóa một phần (tức là không oxy hóa hoàn toàn) trong quá trình lên men.

Điều này khác với trà đen ở chỗ trà đen được xử lý oxy hóa 100%.

Trà ô long là loại trà xếp mức độ chát nằm giữa trà xanh (lục trà) và trà đen (hồng trà). Nó không quá chát như hồng trà và cũng đậm vị hơn lục trà.

Trà ô long

Các thương hiệu phổ biến có thể kể đến cho 3 nhóm trà chuyên dùng cho trà sữa này có thể kể đến như: Gongcha, Royal, King (Xuân Thịnh) hay trà Gia Thịnh Phát (GTP), 1-Tea, Hoa Trân.

Click vào đây đê xem thêm chi tiết: các loại trà pha trà sữa được dùng nhiều nhất

[ha_title tag=’h3′ num=’02’ title=’Bột pha trà sữa’]

Thành phần thứ 2 trong nguyên liệu làm trà sữa truyền thống là bột sữa (hay bột pha trà sữa).

Bột pha trà sữa là các loại bột sữa nguyên kem. Đây là loại bột sữa để tạo nên vị béo ngậy cho ly trà sữa. Ly trà sữa béo ngậy hay không, có vón cục hay không là phụ thuộc loại bột này.

Loại bột sữa nguyên kem này thường được làm từ thực vật (khác với bột sữa từ động vật: bò, dê). Vì vậy bột này cũng được gọi với tên gọi khác là bột sữa thực vật nguyên kem.  

 

Có 2 dòng bột sữa chính bạn cần biết: Bột sữa tạo nền và bột sữa tạo vị

 

1. Bột sữa tạo nền

Dòng bột sữa tạo nên rất da dạng từ bột sữa Kievit (tên gọi khác là bột sữa indo), bột sữa Almer, bột Custom Food, bột Santos. Đây là các loại bột dùng nhiều cho trà sữa và đóng bao 25Kg

Có máy loại nhỏ hơn của Việt Nam hoặc Thái Lan sản xuất từ 1 đến 5Kg như bột V83 (1 và 5Kg), bột sữa Luave (Thái Lan, 1Kg).

Bột sữa nền

2. Bột vị trà sữa

Bột vị trà sữa chuyên tạo vị cho ly trà sữa.Nó có một số vị phổ biến như bột sữa vị socola, bột sữa vị khoai môn, và bột sữa Capuccino (bột tạo vị café sữa cappuchino), trà xanh hoặc sầu riêng.

3 loại bột này được đóng túi loại 1 Kg. Các thương hiệu nổi tiếng: Maulin (Đài Loan), V83 (Việt Nam), Luave (Thái Lan)

Bột vị trà sữa

1. Bột tạo lớp màng sữa Milk Foarm

Trà sữa trân châu thường có 1 lớp màng sữa mỏng đẹp mắt bên trên. Lớp màng sữa này được tạo ra bởi bột tạo màng sữa.

Bột tạo lớp màng sữa còn có tên gọi khác phổ biến hơn là Milk Foarm hay Milk Foarmer.

2 vị thường được sử dụng là vị muối biển hoặc pho mai.

 

Bột Milk Foarm

Click vào link sau đây để xem chi tiết: Các loại bột pha trà sữa

280.000
230.000
190.000
150.000
170.000
1.450.000
1.890.000
185.000
[ha_title tag=’h3′ num=’03’ title=’Topping trà sữa’]

Topping trà sữa là gì? Topping là các loại nguyên liệu được phủ lên ly trà sữa làm cho ly trà sữa thêm thơm ngon, bắt mắt.

 

Ví dụ cụ thể có thể minh họa ở đây là các lớp kem, màng sữa, các loại bánh flan, đào miếng, vải miếng, hay thạch, trân châu…

 

Có rất nhiều loại topping cho trà sữa khác nhau nhưng tựu chung có thể chia chúng làm 5 nhóm nhỏ để bạn đọc dễ hình dung: Trân châu, Thạch, Bánh flan,  Kem phủ, Lớp màng sữa và các loại trái cây đóng hộp.

1. Trân châu sống & 3Q

Hạt trân châu tròn vị dẻo dai, ngọt nhẹ với màu nâu đen bắt mắt làm cho ly trà sữa trở nên hấp dẫn hơn. Vì vậy mà đối với những tín đồ mê mẩn trà sữa trân châu thì việc tự tay làm ra những hạt trân châu ngon mà lại đảm bảo an toàn thực phẩm là điều mà ai cũng muốn.

Trân châu có 2 loại là trân châu sống (cần phải luộc chín mới sử dụng được và loại trân châu 3Q. Trân châu 3Q (hay còn gọi là hạt 3Q) là loại được chế biến sẵn, có thể sử dụng trực tiếp mà không cần luộc.

Một số thương hiệu trân châu sống nổi tiếng như: Trân châu Đài Loan Tapioca, Wings, Kings (Thái).

Các thương hiệu trân châu 3Q nổi tiếng gồm có: Eurodeli, Wings (Đài Loan, , 3Q Jeally (Việt Nam)

Trân châu

2. Các loại thạch

Món trà sữa gây sốt trong cộng đồng bấy lâu nay sẽ ngon hơn rất nhiều nếu có các loại thạch trà sữa uống kèm đấy.

Nếu bạn là một fan cứng của món đồ uống trà sữa thơm ngon này thì đừng bỏ lỡ các loại thạch trà sữa.

Có một số loại thạch như sau:

– Thạch rau câu

– Thạch ống

– Thạch thủy tinh

– Thạch trái cây (Thạch dừa, thạch nha đam, thạch trái cây cầu vồng,..)

Thạch trà sữa

3. Bánh flan (từ bột pudding)

Bánh Flan còn có tên gọi khác là caramel, được chế biến bằng cách hấp chín các nguyên liệu trứng, sữa và nước caramel.

Một cách khác là sử dụng loại bột pha chế sẵn có tên gọi là Bột Pudding

Đây là loại bánh có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu nhưng hiện đã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.

Tại Việt Nam, bánh flan thường được dùng làm món tráng miệng hoặc dùng với trà sữa bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào lại giàu dinh dưỡng.

Đặc biệt, đây còn là món ăn vặt phù hợp với mọi lứa tuổi, được giới trẻ ưa chuộng, rất bổ dưỡng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. 

 

Bột pudding

4. Kem pha chế

Ngoài việc làm bánh, kem pha chế cũng được sử dụng nhiều trong pha chế đồ uống đặc biệt là trà sữa.

Kem pha chế có 2 tác dụng đối với trà sữa:

– Sử dụng tạo vị béo ngậy cho trà sữa nhờ kết hợp các loại kem (có thể kể đến như Rich’s lùn và Rich’s top base, Ambiante)

– Sử dụng để tạo lớp kem trang trí cho ly đồ uống (bao gồm cả trà sữa) tương tự lớp màng sữa (milk foarm).

Một số loại kem pha chế phổ biến gồm có: Rich’s, Ambiante, Nhất Hương, Anchor..

Kem pha chế

5. Trái cây đóng hộp

Một số loại hoa quả đóng hộp hay được dùng kèm (hoặc pha chế) với trà đào hoặc trà sữa như: Đào ngâm, vải ngâm, nước cốt dừa. 

Đào ngâm siro là loại hoa quả được dùng nhiều và có thể nói rất phổ biến trong pha chế. Có thể kể đến các loại đào ngâm nhập khẩu như: Đào Hosen, đào Kronos, Alcuria, Kronos, Rhodes…

Vải ngâm là loại quả thứ 2 hay được sử dụng cho pha chế với nguyên miếng. 2 loại vải đóng hộp hay sử dụng là vải ngâmThanh Hà và vải ngâm Hosen.

 

Trái cây đóng hộp

Syrup / Siro, nguyên liệu pha chế trà sữa tiện lợi  

Syrup/ Siro là dòng nguyên liệu đặc biệt cho trà sữa. Đây là loại nguyên liệu pha chế tiện lợi, dễ dùng để được rất lâu. Siro / Syrup ngày nay có đầy đủ các vị hoa quả đến các vị chê biến phức tạp.

Siro Maulin (hay Syrup maulin)

Siro Maulin – Số 1 cho trà sữa

Siro của Maulin hiện đang chiếm lĩnh đáng kể thị trường siro cho trà sữa. Siro Maulin bao gồm nhiều vị. Cụ thể có: Dâu, đào, kiwi, nho, táo, chanh dây, vải, bạc hà, dưa lưới. Loại nhỏ hơn một có vị vani, hạt dẻ, xoài, caramel, caramel sữa.

Các nguyên liệu đặc biệt làm trà sữa chuyên biệt

Các nguyên liệu đặc biệt làm trà sữa chuyên biệt